Các quy định chung về báo hiệu, điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa
Quy định chung về báo hiệu trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định chung về báo hiệu trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:
a) Các báo hiệu được sử dụng gồm:
Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở, và báo hiệu phụ) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu;
Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);
Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu. Nếu không có trạm điều tiết thì bố trí chung tại khu vực bố trí báo hiệu thông báo;
Phao báo hiệu được bố trí trên luồng để giới hạn vùng nước hoặc luồng tàu chạy.
b) Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế; báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết bảo đảm an toàn giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu.
c) Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 05mét.
d) Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.
đ) Báo hiệu được thiết lập phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa.
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa
Căn cứ Khoản 2 Điều này việc điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa như sau:
a) Hệ thống báo hiệu phải được lắp đặt tại nơi có tầm nhìn bao quát, không bị che khuất và đặt tại các vị trí quy định như sau: tại thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 800 mét; tại hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 500 mét; tại trung tâm, đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200 mét;
b) Báo hiệu trên bờ: tại mỗi vị trí điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bố trí 02 cụm báo hiệu tại thượng và hạ lưu công trình bao gồm: 01 bộ báo hiệu cấm đỗ; 01 bộ báo hiệu chú ý nguy hiểm; 01 bộ báo hiệu cấm vượt; 01 bộ báo hiệu cấm tàu thuyền quay trở; 01 bộ báo hiệu quy định lai dắt (bao gồm một hoặc các loại báo hiệu: báo hiệu thông báo đoàn lai dắt bị hạn chế; báo hiệu thông báo chiều rộng đoàn lai dắt bị hạn chế; báo hiệu thông báo chiều dài đoàn lai dắt bị hạn chế); 01 bộ báo hiệu báo chiều cao tĩnh không bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều sâu luồng bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế;
c) Báo hiệu dưới nước: bố trí về phía thượng, hạ lưu mỗi phía tối thiểu 02 cặp phao dẫn luồng; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?