Xây dựng, triển khai mô hình đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ mới như thế nào?

Xây dựng, triển khai mô hình đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ mới? Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định mới như thế nào?

Xây dựng, triển khai mô hình đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ mới?

Căn cứ Điều 24 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về xây dựng và triển khai mô hình đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như sau:

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng

a) Việc hỗ trợ triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (sau đây viết tắt là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP);

b) Hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại cho người học. Mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg , Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (sau đây viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC), Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2019/TT-BTC);

c) Chi kiểm tra, đánh giá, tổng kết, hướng dẫn xây dựng, triển khai mô hình, triển khai các lớp đào tạo: Không quá 5% tổng kinh phí xây dựng, nhân rộng, triển khai đào tạo.

2. Chi hỗ trợ đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp ở các ngành, nghề phù hợp nhu cầu lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Chi nghiên cứu, xây dựng dự án đào tạo: Thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này;

b) Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo: Nội dung và mức chi theo nội dung, mức chi chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng tại khoản 7 Điều 23 Thông tư này;

c) Xây dựng tài liệu hỗ trợ kỹ thuật đào tạo

- Biên soạn tài liệu: 180.000 đồng/giờ;

- Thẩm định, nhận xét, đánh giá: Chi thẩm định, nhận xét, đánh giá: 30.000 đồng/giờ; hỗ trợ công tác phí theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;

d) Tập huấn hướng dẫn đào tạo: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

đ) Tổ chức đào tạo: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công;

e) Kinh phí thuê chuyên gia hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong quá trình đào tạo (nếu có): thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;

g) Chi tổng kết, đánh giá công tác đào tạo: thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này.

Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định mới như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

1. Nội dung và mức hỗ trợ

a) Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề: Theo chi phí thực tế; tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ;

- Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học;

- Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày;

- Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng;

- Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 600.000 đồng/người;

- Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

- Chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

+ Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh: mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 04 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;

+ Phí cung cấp lý lịch tư pháp: Mức chi cho đối tượng không được miễn phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

+ Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

b) Người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo quy định tại điểm a khoản này.

2. Hình thức hỗ trợ

Hỗ trợ đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không lựa chọn được đơn vị thực hiện dịch vụ hoặc người lao động đã hoàn thành khóa học từ trước đó thì thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài căn cứ các hóa đơn, chứng từ thực tế.

3. Thanh toán kinh phí hỗ trợ

a) Đối với trường hợp đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo: thanh toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP;

b) Đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh

Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho đối tượng trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Trân trọng !

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
385 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào