Cơ cấu, thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương được quy định thế nào?
Cơ cấu, thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
Căn cứ Điều 3 Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-TTg năm 2022 quy định về chức năng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương như sau:
Hội đồng gồm Thường trực Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng.
1. Thường trực Hội đồng, gồm:
a) Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng;
c) Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
d) Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng;
đ) Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng;
e) Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Ủy viên thường trực Hội đồng.
2. Các Ủy viên Hội đồng
a) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
b) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
c) Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương;
d) Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương;
đ) Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương;
e) Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
h) Đại diện lãnh đạo Bộ Công an;
i) Đại diện lãnh đạo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
k) Đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
l) Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam;
m) Đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
n) Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
Căn cứ Điều 4 Quy chế này quy định về chức năng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
2. Nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng là Phó Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế và các quyết định về chủ trương công tác của Hội đồng; Chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng nếu Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ủy quyền;
b) Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm chủ trì giải quyết các công việc thường xuyên quan trọng của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng;
c) Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm nhận, chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phong trào thi đua trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công;
d) Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đảm nhận, chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động thuộc các thành phần kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
3. Ủy viên thường trực Hội đồng là Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ tham mưu triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?