Nhà chung cư có một chủ sở hữu thì không phải lập Ban quản trị? Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có những điều kiện gì?
Nhà chung cư có một chủ sở hữu thì không phải lập Ban quản trị?
Cho hỏi có phải nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu thì không bắt buộc phải lập Ban quản trị đúng không (cho dù có mấy căn hộ đi nữa)?
Trả lời: Điều 103 Luật Nhà ở 2014 có quy định về Ban quản trị nhà chung cư như sau:
Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư;
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Như vậy, chỉ bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên. Những trường hợp khác không bắt buộc phải lập Ban quản trị.
Nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu thì không phải lập Ban quản trị.
Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có những điều kiện gì?
Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có những điều kiện gì? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 Luật Nhà ở 2014 thì đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định sau đây:
- Được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư;
- Phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ an ninh, vệ sinh, môi trường;
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu về quản lý vận hành nhà ở bao gồm lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòng cháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về việc quản lý vận hành nhà chung cư như sau:
- Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện;
- Đối với nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
Trên đây là nội dung giải đáp về điều kiện để đơn vị được quản lý vận hành nhà chung cư.
Điều kiện về chức năng và năng lực của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
Chào Ban tư vấn, vui lòng cho tôi hỏi: Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ những điều kiện gì về chức năng và năng lực? Mong ban tư vấn sớm phản hồi giúp.
Trả lời: Tại Khoản 2 Điều 105 Luật nhà ở 2014 có quy định đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định sau đây:
a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư;
b) Phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ an ninh, vệ sinh, môi trường;
c) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu về quản lý vận hành nhà ở bao gồm lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòng cháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?