Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Huy Khánh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Huy Khánh (huykhanh*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau hay không?
Anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Xuân Thành, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Thành (xuanthanh*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ngoài ra Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của các đối tượng khác như sau:
- Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Khởi kiện yêu cầu người tình cấp dưỡng nuôi con được không?
Em có quen anh kia 2 năm có bầu nhưng cha đứa bé không nhận và không chịu cưới em. Nuôi con được 4 tháng thì gia đình họ xuống cho 500 ngàn và đòi bắt đứa bé về nuôi. Em không đồng ý thì họ hăm dọa chửi bới và đòi đánh em. Bé đã khai sinh mang họ mẹ rồi ạ. Bây giờ em muốn cha con em cấp dưỡng nuôi con thì phải làm thế nào ạ vì em mới sinh chưa đi làm được rất khó khăn ạ? Nhưng anh ấy không nhận con và không chịu cấp dưỡng ạ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Mặt khác, Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định pháp luật hiện nay không phân biệt cha mẹ có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật (có đăng ký kết hôn) hay không. Nếu con được xác định là con chung thì cả hai bên cha mẹ đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc đứa bé theo quy định của pháp luật.
Do đó: Trường hợp con của bạn được xác định là con của người đàn ông mà bạn quen 02 năm kia, thì người đàn ông đó có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, chăm sóc con chung của hai người. Trường hợp người đàn ông đó không thể trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc còn thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bạn nuôi con theo quy định của pháp luật.
Mức cấp dưỡng cụ thể sẽ do bạn và người đàn ông đó tự thỏa thuận với nhau, căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người đàn ông đó; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì người đàn ông này không chịu nhận con và cũng không chịu thực hiện cấp dưỡng nuôi con. Nên trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện người đàn ông đó ra Tòa án nhân dân nơi người đàn ông đó đang cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?