Ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng của cấp khu vực như thế nào?
Ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng của cấp khu vực được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 20 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 20. Ứng phú sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng của cấp khu vực
1. Trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cấp khu vực, xảy ra trên diện rộng mang tính liên vùng hoặc sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ứng phó theo Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Ứng phó sự cố tràn dầu trên diện rộng được phân chia theo khu vực ứng phó trên biển và tại các địa phương xảy ra sự cố tràn dầu.
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chủ trì tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương;
b) Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ định một hoặc nhiều chỉ huy hiện trường trên biển để ứng phó theo từng khu vực căn cứ tình hình, diễn biến cụ thể của sự cố tràn dầu;
c) Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng.
Phối hợp quốc tế trong ứng phó sự cố tràn dầu tại Việt Nam
Tại Điều 21 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 21. Phối hợp quốc tế trong ứng phó sự cố tràn dầu tại Việt Nam
1. Trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của nước ngoài vào trợ giúp.
2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì thống nhất với cơ quan liên quan thỏa thuận về yêu cầu hỗ trợ ứng phó.
3. Việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu tại Việt Nam thực hiện theo thỏa thuận về yêu cầu hỗ trợ ứng phó được các Bên thống nhất.
4. Việc cấp phép và phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện theo quy định cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoài tại Việt Nam.
Hỗ trợ các quốc gia khác trong ứng phó sự cố tràn dầu
Tại Điều 22 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 22. Hỗ trợ các quốc gia khác trong ứng phó sự cố tràn dầu
1. Đối với các quốc gia đã ký kết Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương với Việt Nam về ứng phó sự cố tràn dầu thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đã ký kết.
2. Đối với các quốc gia khác, căn cứ theo đề nghị hỗ trợ và khả năng đáp ứng của Việt Nam để thống nhất thỏa thuận hỗ trợ với cơ quan đầu mối về ứng phó sự cố tràn dầu của quốc gia đề nghị.
3. Các đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu có trách nhiệm thường xuyên giữ liên lạc, báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về tình hình và cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ phục vụ việc thanh quyết toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?