Bắt buộc phải vừa ký vừa điểm chỉ trong văn bản công chứng khi nào?
Bắt buộc phải vừa ký vừa điểm chỉ trong văn bản công chứng khi nào?
Tại Điều 48 Luật công chứng 2014, có quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, như sau:
- Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
- Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
+ Công chứng di chúc;
+ Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
+ Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng chỉ thực hiện trong trường hợp công chứng di chúc. Bên cạnh đó, việc ký, điểm chỉ trong văn bản có thể thực hiện khi người công chứng yêu cầu hoặc công chứng viên xét thấy cần thiết khi bảo vệ quyền lợi ích của các bên.
Điểm chỉ trong văn bản công chứng thì được sử dụng ngón tay nào để điểm chỉ?
Tại Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng 2014, có quy định về điểm chỉ như sau:
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
=> Như vậy, theo quy định thì thứ tự ưu tiên sử dụng ngón tay khi điểm chỉ là ngón trỏ phải, ngón trỏ trái, các ngón khác. Điểm chỉ phải ghi rõ đó là điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm Tháng 11 2024 - Lịch vạn niên Tháng 11 2024 đầy đủ, mới nhất? Tháng 11 âm lịch có ngày lễ lớn nào không?
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân có được hưởng trợ cấp một lần khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không?
- Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?