Công tác tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến Chiến lược, Kế hoạch hành động và đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động?
Công tác tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến Chiến lược và Kế hoạch hành động
Theo tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-BCT năm 2022 quy định về thông tin tuyên truyền, phổ biến Chiến lược và Kế hoạch hành động như sau:
1.1. Tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ giải pháp của Chiến lược.
1.2. Xây dựng các chương trình truyền thông khác về Chiến lược và Kế hoạch hành động.
Công tác đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động
Theo Tiểu mục 2 Mục IV Kế hoạch này quy định về việc đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động như sau:
2.1. Đánh giá 04 nội dung:
- Việc rà soát, bổ sung, tích hợp nhiệm vụ liên quan đến triển khai Chiến lược và kế hoạch/chương trình hành động hay chiến lược phát triển của đơn vị;
- Tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược được phân công tại Kế hoạch hành động;
- Mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược đặt ra cho từng giai đoạn và cuối kỳ Chiến lược;
- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược (nếu cần thiết).
2.2. Biện pháp đánh giá: việc đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược được thông qua các biện pháp sau:
- Thông qua chế độ báo cáo:
+ Báo cáo chuyên đề hàng năm về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược;
+ Báo cáo sơ kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2025, chỉnh sửa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo (nếu cần thiết);
+ Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2030;
+ Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền.
- Thông qua hình thức kiểm tra tại chỗ/điều tra, khảo sát thực tế:
+ Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động tại các đơn vị trong ngành Công Thương (nếu cần thiết);
+ Tổ chức điều tra, khảo sát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược (nếu cần thiết).
- Thông qua tổng hợp, phân tích số liệu thống kê để đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu của Chiến lược.
- Biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2.3. Hội nghị sơ kết, hội nghị tổng kết quả thực hiện Chiến lược:
- Hội nghị sơ kết được tiến hành vào năm 2025 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược trong giai đoạn 2021-2025 và đề xuất điều chỉnh, bổ sung (nếu có) cho giai đoạn tiếp theo.
- Hội nghị tổng kết giai đoạn 2021-2030 được tiến hành vào năm 2030 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho thời kỳ tiếp theo.
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc chuyên để khác (nếu cần thiết).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?