Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp là gì?
Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 11 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 11. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp
1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án thuộc địa bàn quản lý.
3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án dầu khí ngoài khơi thuộc thẩm quyền.
4. Các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt và phối hợp các cơ quan có thẩm quyền của địa phương kiểm tra thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương trong khu vực.
5. Cơ sở thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt.
6. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, cơ quan quản lý đường thủy nội địa chủ trì kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng và các tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa do cảng vụ quản lý.
7. Tàu thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt.
Tổ chức giám sát sự cố tràn dầu
Tại Điều 12 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 12. Tổ chức giám sát sự cố tràn dầu
1. Việc giám sát phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu và tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu được thực hiện thông qua các hoạt động: giám sát trực tiếp tại tàu, cảng, cơ sở; giám sát của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đất liền, sông, biển và bằng máy bay; giám sát thông qua hệ thống quan trắc môi trường, hệ thống ra đa quan trắc môi trường biển và hệ thống viễn thám; tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu do các tổ chức, cá nhân cung cấp.
2. Tất cả các cảng, cơ sở đang triển khai thực hiện phải tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ tràn dầu cao trong địa bàn hoạt động của mình để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
3. Tàu dầu tiến hành chuyển tải, sang mạn tàu khác trên vùng biển Việt Nam phải thông báo ít nhất trước 48 giờ kế hoạch chuyển tải, sang mạn cho Đầu mối liên lạc quốc gia hoặc Cảng vụ gần nhất về thời gian, vị trí và khối lượng dầu sẽ tiến hành chuyển tải, sang mạn theo quy định để các cơ quan có thẩm quyền giám sát và có biện pháp ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố tràn dầu. Chỉ được phép thực hiện việc chuyển tải, sang mạn khi được sự đồng ý của Đầu mối liên lạc quốc gia hoặc Cảng vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?