Quy định về tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Quy định về tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1326/QĐ-BTP năm 2021 có quy định về tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
3. Công chức, viên chức đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và phải báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Quy trình tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Căn cứ Khoản 4 Điều này quy trình tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện Lãnh đạo Bộ làm Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp người có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy theo điểm a khoản 2 Điều 6 Quy chế này hoặc đại diện Lãnh đạo đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp người có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy theo điểm b, c khoản 2 Điều 6 Quy chế này; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định;
d) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?