Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?
Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển hay không?
Tôi có nghe nói là thẩm quyền bắt giữ tàu biển sẽ thuộc về Tòa án nhân dân nhưng lại không nhớ rõ là Tòa cấp tỉnh hay cấp huyện. Vậy cho tôi hỏi: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển hay không? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển được quy định tại Khoản 1 Điều 130 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nội dung như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.
- Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
=> Như vậy, theo các quy định này thì Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền bắt giữ tàu biển mà thẩm quyền trong trường hợp này sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh bạn nhé.
Việc xác định cảng biển phải dựa vào những tiêu chí nào?
Tôi đang tìm hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến cảng biển và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc xác định cảng biển phải dựa vào những tiêu chí nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ theo Điều 74 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì việc xác định cảng biển phải dựa vào những tiêu chí sau đây:
- Có vùng nước nối thông với biển.
- Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
- Có lợi thế về giao thông hàng hải.
- Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
Trên đây là nội dung trả lời về tiêu chí để xác định cảng biển. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ được thực hiện trong những trường hợp nào?
Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ được thực hiện trong những trường hợp nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ đuợc thực hiện trong những trường hợp sau đây:
- Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ;
- Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
- Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?