Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải được thực hiện thế nào?
Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải được thực hiện ra sao?
Tôi đang rất hứng thú tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc tìm hiếm, cứu bạn hàng hải và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc tìm kiếm và cứu nạn hàng hải được thực hiện ra sao? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Việc tìm kiếm và cứu nạn hàng hải được thực hiện theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nội dung như sau:
- Tàu thuyền và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định.
- Tàu thuyền và thủy phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết.
- Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
Trên đây là nội dung trả lời về việc tìm kiếm và cứu nạn hàng hải.
Việc bảo đảm an toàn hàng hải được quy định như thế nào?
Tôi rất quan tâm tới các quy định về an toàn, an ninh, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường. Tôi cũng có thời gian công tác trong ngành hải quan nhưng do không có điều kiện tìm hiểu các quy định này nên rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi trân trọng cảm ơn. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này?
Trả lời: Việc bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại Điều 108 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
1. Bảo đảm an toàn hàng hải gồm các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải;
b) Cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm việc tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
3. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
a) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
b) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
c) Thông báo hàng hải;
d) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;
đ) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;
e) Thông tin điện tử hàng hải;
g) Hoa tiêu hàng hải;
h) Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
i) Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;
k) Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, nguồn tài chính, nhân lực theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức và quản lý công tác bảo đảm an toàn hàng hải.
Trên đây là nội dung quy định về việc bảo đảm an toàn hàng hải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định mới nhất
Chào Ban biên tập, tôi tên Thanh Bình, tôi hiện đang công tác trong doanh nghiệp tại Hải Phòng, tôi đang nghiên cứu về các công trình cảng biển và hàng hải. Tôi muốn hỏi phạm vi bảo vệ công trình hàng hải được thực hiện như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin cám ơn.
Trả lời: Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải được quy định tại Điều 126 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
1. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm:
a) Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng;
b) Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi;
c) Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải;
d) Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải;
đ) Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật. (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
2. Cơ quan có thẩm quyền khi công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoảng cách, phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
Trên đây là nội dung quy định về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?