Giám đốc Cảng vụ hàng hải có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Giám đốc Cảng vụ hàng hải có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Tôi thường đọc báo và tìm hiểu về các chức vụ trong Cảng vụ hàng hải. Ban biên tập cho tôi hỏi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải hiện nay được quy định như thế nào và quy định ở đâu? Xin cảm ơn
Trả lời: Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quy định tại Điều 92 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
1. Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
3. Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
5. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này.
7. Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
8. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
10. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Tàu thuyền hoạt động tại vùng biển Việt Nam có bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải không?
Ban biên tập cho tôi hỏi: Tàu thuyền hoạt động tại vùng biển Việt Nam có bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải không? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Pháp luật hiện hành của nước ta có quy định: Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định như sau:
- Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.
- Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
+ Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;
+ Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;
+ Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;
+ Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.
=> Như vậy, theo quy định này thì tàu thuyền hoạt động tại Việt Nam nếu thuộc trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải thì không cần sử dụng dịch vụ này bạn nhé.
Môi giới hàng hải là gì?
Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Môi giới hàng hải là gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 244 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về khái niệm môi giới hàng hải như sau:
Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải.
Bên cạnh đó, tại Điều này còn có nói về khái niệm người môi giới hàng hải như sau:
Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi giới hàng hải.
Trên đây là nội dung giải đáp về khái niệm môi giới hàng hải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?