Hành vi đổ chất thải vào công trình phòng, chống thiên tai có bị xử phạt hay không?

Hành vi đổ chất thải vào công trình phòng, chống thiên tai có bị xử phạt không? Đổ chất thải mà làm hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai bị phạt như thế nào? Gần nhà em có người đổ chất thải, nguyên vật liệu xây nhà ra bờ đê chống lũ làm tịt ống dẫn nước của đê, như vậy có bị xử phạt không?

Hành vi đổ chất thải vào công trình phòng, chống thiên tai có bị xử phạt không?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình phòng, chống thiên tai như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 03 m3;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 50 m3;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 200 m3;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người có hành vi vi phạm đổ chất thải vào công trình phòng chống thiên tai sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 50 triệu đồng tùy trường hợp. Bên cạnh đó, người vi phạm còn buộc khôi phục trình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

Đổ chất thải mà làm hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình phòng, chống thiên tai như sau:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình xâm phạm công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích dưới 05 m2;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 10 m2 đến dưới 20 m2;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 20 m2 đến dưới 30 m2;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 30 m2 trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Như vậy, người đổ chất thải mà làm hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai ngoài bị phạt vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 10 trên còn bị phạt vi phạm từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 9. Bên cạnh đó, người bị vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

Trong trường hợp trên, nếu việc đổ chất thải, nguyên vật liệu xây nhà ra bờ đê chống lũ của nhà hàng xóm bạn làm hư hỏng bờ đê thì hàng xóm bạn có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy trường hợp do hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu vào công trình phòng, chống thiên tai gây hư hỏng công trình và bị phạt vi phạm từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Khoản 1 Điều 10. Bên cạnh đó còn buộc người vi phạm phải khôi phục tình trạng bạn đầu đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu vào công trình phòng, chống thiên tai gây hư hỏng công trình.

Trân trọng!

Chất thải
Hỏi đáp mới nhất về Chất thải
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cấp giấy chứng nhận bảo vệ môi trường đối với hoạt động hút bể phốt, hút chất thải công nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Xả chất thải độc hại ra môi trường sẽ bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đổ rác, chất thải lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hành vi đổ chất thải lên đất trồng rừng
Hỏi đáp pháp luật
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người điều khiển xe súc vật kéo không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Người dẫn dắt súc vật không dọn sạch chất thải của súc vật bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Người điều khiển súc vật không dọn sạch chất thải của súc vật thải bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Ô tô chở chất thải dễ rơi vãi mà không che đậy bị xử phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Ô tô chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường bị xử phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chất thải
Phan Hồng Công Minh
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chất thải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào