Cản trở người khác đi công chứng giấy tờ có bị phạt hay không?
Cản trở người khác đi công chứng giấy tờ có bị phạt không?
Căn cứ Điểm đ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Cản trở hoạt động công chứng.
Như vậy, trong trường hợp có người cố tình cản trở việc làm công chứng thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đe dọa, cưỡng ép người khác để họ không thể đi công chứng giấy tờ có bị phạt không?
Căn cứ Điểm a, b Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Ngoài ra, căn cứ Điều 592 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, Điều 133 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người như sau:
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...
Như vậy, người có hành vi đe dọa, cưỡng ép người khác để họ không thể đi công chứng giấy tờ có thể bị phạt hành chính, phạt trách nhiệm dân sự hoặc nặng hơn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp trên, bạn có thể gửi đơn tố giác đên công an xã phường yêu cầu được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của gia đình, nếu có đủ căn cứ về hành vi vi phạm đe dọa đến tính mạng của người khác, bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an để khởi tố hành vi vi phạm của người đe dọa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?