Những nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
- Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
- Nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công
- Huy động nguồn lực xã hội trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công
- Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được quy định thế nào?
Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
Điều 44 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định về các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, cụ thể như sau:
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh này.
2. Các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài.
3. Các nguồn lực hợp pháp khác.
Nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công
Căn cứ Điều 45 Pháp lệnh trên quy định về nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công như sau:
1. Ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
a) Chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, hằng năm, một lần;
b) Chế độ ưu đãi về bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; chi giám định y khoa; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
c) Tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
đ) Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;
e) Chi phí quản lý bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ;
g) Đầu tư xây dựng, hỗ trợ hoạt động của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý;
h) Chi các khoản ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
a) Tổ chức lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ;
b) Chi tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tổ chức lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
c) Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
d) Chi thường xuyên của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng và cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
đ) Chi thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng và gia đình nhân dịp lễ, tết;
g) Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do địa phương ban hành.
Huy động nguồn lực xã hội trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công
Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh này quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công như sau:
1. Nhà nước có chính sách đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; tu bổ, tôn tạo công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; hỗ trợ cải thiện nhà ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người có công với cách mạng.
2. Tổ chức, cá nhân đóng góp các nguồn lực quy định tại khoản 1 Điều này không vì mục đích lợi nhuận được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được quy định thế nào?
Điều 47 Pháp lệnh này có quy định về Quỹ Đền ơn đáp nghĩa như sau:
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của tổ chức, cá nhân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?