Yêu cầu cấp dưỡng cho con khi hai người không phải là vợ chồng được hay không?
Yêu cầu cấp dưỡng cho con khi hai người không phải là vợ chồng được không?
Chào các anh chị! Chị Mai kết hôn năm 2015. Đến năm 2018, con chị Mai được 2 tuổi thì chồng chị bị tai nạn và chết. Vì chị Mai không có công việc làm ổn định nên cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn. Bố mẹ chồng chị Mai thì khá giả nhưng họ không giúp đỡ vì con của chị Mai là con gái. Vậy chị Mai có quyền yêu cầu bố mẹ chồng cấp dưỡng cho con mình không? Xin cảm ơn!
Trả lời: Khoản 1 Điều 113 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu như sau:
Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
Trường hợp không có người cấp dưỡng được xác định theo điều 112 Luật này là không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trường hợp không có anh chị đã thành niên hoặc anh chị đã thành niên không có khả năng cấp dưỡng thì mới áp dụng đến quy định tại Khoản 1 Điều 113 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để xác định người cấp dưỡng là ông bà nội, ông bà ngoại.
Trường hợp của chị Mai, con của chị Mai vẫn còn mẹ, chị Mai cũng không thuộc trường hợp không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con nên chị không thể yêu cầu ông bà nội cấp dưỡng cho cháu theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.
Có phải cấp dưỡng cho vợ sau khi ly hôn?
Chào anh chị! Tôi có vấn đề rất mong được sự tư vấn từ anh chị. Trong thời kỳ hôn nhân, tôi và vợ tôi có làm hợp đồng công chứng chứng nhận một số khoản thu nhập sẽ là tài sản riêng của tôi. Hiện nay, tôi và vợ ly hôn, nhưng vợ tôi không có việc làm. Vậy cho tôi hỏi tôi có phải lấy tài sản riêng của mình để cấp dưỡng cho vợ hay không? Và mức cấp dưỡng là bao nhiêu? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Xin trân trọng cảm ơn!
Trả lời: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Theo quy định nêu trên, nếu sau khi ly hôn, vợ bạn gặp khó khăn, túng thiếu (việc vợ bạn không có việc làm là căn cứ chứng minh cho sự khó khăn và túng thiếu), đồng thời muốn nhận cấp dưỡng từ bạn, thì bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Về mức cấp dưỡng: Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng sau khi ly hôn như sau:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, theo quy định của luật này thì sẽ phụ thuộc sự thỏa thuận giữa bên cấp dưỡng và bên nhận cấp dưỡng. Căn cứ để tính cấp dưỡng phụ thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của bạn và nhu cầu thiết yếu của người nhận cấp dưỡng là vợ bạn. Như vậy, lúc này việc cấp dưỡng sẽ phụ thuộc vào khả năng của bạn, do đó việc bạn có tài sản riêng là căn cứ để xét về khả năng và thu nhập. Nếu khi ly hôn mà vợ bạn yêu cầu được cấp dưỡng và đáp ứng được điều kiện theo quy định thì việc bạn có tài sản riêng cũng là căn cứ để chứng minh khả năng kinh tế của bạn để thực hiện việc cấp dưỡng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.
Có được yêu cầu cấp dưỡng cho con khi hai người không phải là vợ chồng?
Do không kết hôn, nên khi sinh con ra thì con ở với tôi và người kia đi lấy vợ khác. Hiện nay, tôi không biết phải làm sao để yêu cầu cấp dưỡng? Cảm ơn!
Trả lời: Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Cha mẹ có nghĩa vụ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Điều 107 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Trường hợp của bạn, hai người không đăng ký kết hôn nên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái được giải quyết theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Do đó, bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người kia cấp dưỡng cho con theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tòa án sẽ dựa trên căn cứ về thu nhập, khả năng thực tế của kia, nhu cầu thiết yếu của con bạn để xác định mức cấp dưỡng cụ thể.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?