Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn? Con sinh ra sau khi ly hôn thì trong giấy khai sinh có thể ghi tên bố không?
Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn?
Hai vợ chồng tôi đang ly hôn và tranh giành quyền nuôi con. Nếu vợ tôi giành được quyền nuôi con thì cho tôi hỏi sau này tôi có được yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con không? Khi nào được thay đổi người nuôi con sau ly hôn? Rất mong được giải đáp, xin cảm ơn!
Trả lời:
Khi ly hôn, con cái được giao cho một bên cha, mẹ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có thể bị thay đổi. Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
=> Như vậy, theo quy định này, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết dựa trên một trong hai căn cứ sau đây:
- Hai vợ chồng bạn thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con, phù hợp với lợi ích của con.
- Vợ bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Ví dụ như vợ bạn mắc bệnh hiểm nghèo, không còn đủ sức khỏe và điều kiện vật chất để chăm sóc con; hoặc vợ bạn có hành vi đánh đập, bạo lực với con,…
Một điều bạn cần lưu ý là nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng khi thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Con sinh ra sau khi ly hôn thì trong giấy khai sinh có thể ghi tên bố không?
Em mang thai khi còn là vợ chồng nhưng tụi em vừa ly hôn. Vậy khi con em sinh ra trong giấy khai sinh có khai được thông tin của bố đứa bé không ạ? Xin Luật sư tư vấn giúp em!
Trả lời:
Điều 88 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy, trường hợp bạn có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh con sau ly hôn thì đây vẫn là con chung của hai bạn. Do đó, khi làm thủ tục khai sinh cho bé vẫn có thể ghi đầy đủ tên bố mẹ trên giấy khai sinh.
Con sinh ra sau khi ly hôn 5 tháng có được coi là con chung?
Luật sư cho em hỏi xíu, em và chồng em ly hôn và tới ngày 15/1/2020 em có quyết định ly hôn. Nhưng tới tháng 6/2020 này em mới sinh. Cho em hỏi vậy con sinh ra trong thời gian sau ly hôn có coi là con chung không?
Trả lời:
Điều 88 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, về nguyên tắc thì con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, trường hợp bạn có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh con sau 5 tháng thì đây vẫn là con chung của hai bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?