Trường hợp giao kết hợp đồng, im lặng có được xem là đồng ý không?
Trường hợp giao kết hợp đồng, im lặng có được xem là đồng ý?
Xin chào ban biên tập, cho mình hỏi nếu trong khi giao kết hợp đồng mà một trong 2 bên đối tác im lặng thì lúc này có được xem là đồng ý hay không? Mong nhận được phản hồi của ban biên tập. Xin cảm ơn.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng được quy định như sau:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Vậy nên hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.
Tại Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi:
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Do đó sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề ghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo thói quen đã được xác lập mỗi bên.
Im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;
- Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.
Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:
- Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi;
- Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia;
- Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
Do đó việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Cho vay tiền bằng hợp đồng miệng có giá trị pháp lý để khởi kiện không?
Em có cho chú ruột vay 150 triệu lúc hỏi vay có bà nội, bố , mẹ làm chứng mà không có giấy tờ gì cả em muốn hỏi là khi bà em mất mà em có khởi kiện thì liệu có đòi được số tiền trên không? Kính nhờ luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Trả lời: Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Pháp luật quy định, giao dịch cho vay giữa bạn và chú ruột là giao dịch dân sự bằng lời nói, nó làm phát sinh nghĩa vụ của hai bên sau khi bạn cho chú ruột của mình vay 150 triệu đồng.
Giao dịch dân sự giữa bạn và chú ruột đã được xác lập. Sau khi hết thời hạn, chú ruột cần hoàn trả số tiền đã vay của bạn. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán, bạn có thể viết đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận/huyện nơi chú ruột đang cư trú để yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Đất đã chuyển nhượng có được hủy hợp đồng?
Tôi có 1 mảnh đất, có làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bên bán. Hợp đồng đã công chứng và đã đăng ký sang tên sổ đỏ cho tôi . Hiện bên bán không muốn bán đất nữa và đòi hủy hợp đồng. Xin hỏi giờ phải làm sao. Tôi không muốn hủy vì đã sang tên cho tôi.
Trả lời: Theo Luật Đất đai 2013 thì: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Cụ thể như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Trường hợp đã thực hiện thủ tục sang tên và cấp giấy chứng nhận rồi thì bạn chính là chủ sở hữu. Ở đây việc thực hiện hợp đồng là sự tự nguyện, nếu không có yếu tố lừa dối hay vi phạm gì thì bên bán không có quyền hủy hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?