Trường hợp mà hợp đồng ghi sai tên thì có bị vô hiệu không?
Trường hợp mà hợp đồng ghi sai tên thì có bị vô hiệu hay không?
Chào chuyên viên, mình có thắc mắc như sau: Trong nhiều trường hợp ghi sai tên của hợp đồng thì lúc này có được coi là hợp đồng vô hiệu hay không? Mong nhận được phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Cảm ơn.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được quy định như sau:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Cũng tại Điều 117 Luật này cũng quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Tại Điều 119 Luật này quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy hình thức của hợp đồng cũng là điều kiện để xem hợp đồng đó có hiệu lực hay không. Tuy nhiên trong các quy định trên thì không có quy định về việc đặt tiêu đề cho các giao dịch dân sự. Vậy cũng có thể hiểu rằng ghi sai tên hợp đồng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng thuê trọ hết hạn có bắt buộc phải ký lại?
Hiện tại tôi đang thuê 1 phòng trọ tại thành phố Hà Nội. Hợp đồng thuê trọ của tôi đã hết hạn từ 2 tháng trước, do dịch bệnh nên tôi bỏ trống phòng từ ngày hết hạn hợp đồng đến bây giờ là 2 tháng rồi. Tôi muốn ký tiếp hợp đồng, nhưng chủ trọ vẫn bắt tôi phải ký hợp đồng mới, với ngày ghi trên hợp đồng là ngày ngay sau khi hợp đồng cũ kết thúc và như thế tôi sẽ mất tiền 2 tháng bỏ trống phòng. Hiện tại tôi chưa ký và muốn không thuê nữa, vậy tôi có phải bồi thường không?
Trả lời: Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Theo Điều 474 Bộ luật này thì:
1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.
Như vậy, nếu hợp đồng đã hết hạn thì không bắt buộc bạn phải ký lại hợp đồng mới cũng như không phải bồi thường.
Phạt cọc khi vi phạm hợp đồng quy định như thế nào?
Tôi và người mua đất có ký giấy đặt cọc, theo đó tôi đã đặt cọc cho người bán đất số tiền 150 triệu đồng, hẹn 30 ngày nữa tôi chuẩn bị đủ tiền sẽ ra văn phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng đất. Hạn đã đến, tôi đã vay đủ tiền nhưng người bán đất nói là không bán nữa và trả lại tôi tiền đã đặt cọc là 150 triệu đồng. Như vậy, tôi có quyền đòi thêm tiền phạt của người bán đất không? Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định biện pháp bảo đảm đặt cọc quy định như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong giao dịch bạn vừa nêu, bạn là bên đặt cọc nên bạn có quyền được mua mảnh đất đó, nếu người bán cố tình phá cọc thì xem như đã vi phạm cam kết về đặt cọc. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền như sau:
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
=> Như vậy, trách nhiệm của bên nhận đặt cọc đã được quy định ngay tại Điều 328 nói trên, cụ thể là người bán đất phải trả lại cho bạn số tiền 150 triệu đồng bạn đã giao. Đồng thời còn phải trả cho bạn thêm một khoản tiền là 150 triệu đồng nữa, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc bên đặt cọc từ chối nhận khoản tiền “phạt cọc”.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?