Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào?
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/4/2022) quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng như sau:
1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O, nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên trung gian có thể phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với điều kiện:
a) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu hoặc bản sao chứng thực chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu còn hiệu lực được xuất trình.
b) Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không vượt quá thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
c) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng phải bao gồm các thông tin liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Lô hàng tái xuất sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không trải qua công đoạn gia công nào tại nước thành viên trung gian, ngoại trừ đóng gói lại hoặc các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho, chia tách lô hàng, hoặc chỉ dán nhãn theo quy định của nước thành viên nhập khẩu hoặc các hoạt động cần thiết khác để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt hoặc vận chuyển hàng hóa đến nước thành viên nhập khẩu.
đ) Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần phải được thể hiện thay vì thể hiện tổng số lượng của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu và tổng số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần không được vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
e) Thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng bao gồm ngày phát hành và số tham chiếu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
2. Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
Điều khoản chuyển tiếp đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
Bên cạnh đó, tại Điều 28 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/4/2022) quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển như sau:
Vào ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực, hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển đến hoặc chưa được nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu đáp ứng quy định tại Thông tư này được xem xét hưởng ưu đãi thuế quan. Nhà nhập khẩu khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?