Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện quy định như thế nào?
Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/4/2022) quy định về đơn vị xét xuất xứ hàng hóa như sau:
1. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa áp dụng tại Thông tư này được coi là một sản phẩm cụ thể và được coi là đơn vị cơ bản khi phân loại theo Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa.
2. Trường hợp lô hàng gồm nhiều sản phẩm tương tự được phân loại tại một dòng thuế, từng sản phẩm được xét riêng biệt để xác định có xuất xứ hay không có xuất xứ.
Việc vận chuyển trực tiếp hàng hóa theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện quy định thế nào?
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/4/2022) quy định về việc vận chuyển trực tiếp như sau:
1. Hàng hóa được coi là giữ nguyên xuất xứ theo quy định lại Điều 5 Thông tư này khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu.
b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hay nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu (sau đây gọi là các nước thành viên trung gian), hoặc qua các nước không phải là thành viên, với điều kiện:
b1) Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công tại các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên, ngoại trừ các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho hoặc các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới nước thành viên nhập khẩu.
b2) Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên.
2. Trường hợp hàng hóa vận chuyển theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải xuất trình cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu chứng từ hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải lả thành viên hoặc bất kỳ chứng từ phù hợp khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
3. Các chứng từ phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm chứng từ giao hàng hoặc chứng từ vận tải như vận tải đường hàng không, vận đơn đường biển (B/L), chứng từ vận tải đa phương thức hoặc các loại chứng từ vận tải kết hợp, bản sao của hóa đơn thương mại gốc của hàng hóa đó, báo cáo tài chính, giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ hoặc các chứng từ liên quan khác được yêu cầu bởi cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?