Nước xuất xứ được hiểu như thế nào theo quy tắc xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện?
Nước xuất xứ được hiểu như thế nào theo quy tắc xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực ngày 04/4/2022) quy định về nước xuất xứ như sau:
1. Nước xuất xứ là nước thành viên nơi hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện quá trình sản xuất hàng hóa đó vượt qua công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
3. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục áp dụng khác biệt thuế có quy tắc xuất xứ bổ sung theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này và Hàm lượng giá trị nội địa (DVC) không thấp hơn 20%.
4. Trường hợp nước thành viên xuất khẩu không được xác định là nước xuất xứ theo quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này, nước xuất xứ là nước thành viên có tổng trị giá cao nhất các nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra hàng hóa tại nước thành viên xuất khẩu.
5. DVC được tính theo công thức tính RVC nêu tại Điều 8 Thông tư này. Nguyên liệu có xuất xứ nhập khẩu từ các nước thành viên khác được coi là nguyên liệu không có xuất xứ khi tính DVC.
Công đoạn gia công, chế biến đơn giản hàng hóa
Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về công đoạn gia công, chế biến đơn giản như sau:
1. “Đơn giản” là hoạt động không cần kỹ năng đặc biệt, máy móc, thiết bị hoặc thiết bị được sản xuất hoặc lắp đặt đặc biệt để thực hiện hoạt động.
2. “Giết mổ” được hiểu chỉ là giết động vật.
3. Các công đoạn dưới đây được coi là công đoạn gia công, chế biến đơn giản:
a) Các công đoạn bảo quản nhằm đảm bảo hàng hóa duy trì tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho.
b) Đóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để vận chuyển hoặc để bán.
c) Các công đoạn đơn giản bao gồm chọn lọc, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, dũa, cắt, rạch, mài, uốn, cuộn lại hoặc tháo cuộn.
d) Dán hoặc in nhãn, mác, lô-gô, hoặc các dấu hiệu phân biệt tương tự trên hàng hóa hoặc bao bì của chúng.
d) Chỉ pha loãng với nước hoặc chất khác không làm thay đổi cơ bản các đặc tính của hàng hóa.
e) Tháo rời sản phẩm thành các bộ phận.
g) Giết mổ động vật.
h) Sơn và các công đoạn đánh bóng đơn giản.
i) Bóc vỏ, tách hạt hoặc làm tróc hạt đơn giản.
k) Trộn đơn giản các sản phẩm dù cùng loại hay khác loại.
l) Kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn được nêu từ điểm a đến điểm k khoản này.
4. Các công đoạn nêu tại khoản 3 Điều này khi thực hiện với nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa được coi là không đủ để xác định xuất xứ của hàng hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?
- Đề Toán THPT 2025 bao nhiêu câu? Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán?