Quy định về điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án?
Quy định về điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án?
Gia đình tôi có tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm. Sau nhiều lần hòa giải tại tổ khu phố không thành (có lập biên bản), tôi đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết. Tuy nhiên, hồ sơ khởi kiện của tôi không được Tòa án thụ lý và yêu cầu tôi phải hòa giải tại UBND rồi mới được khởi kiện. Tôi thấy việc hòa giải tại đâu cũng như nhau thôi mà, cho tôi hỏi tòa án yêu cầu như vậy có đúng không? nhờ anh chị tư vấn giúp.
Trả lời: Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Sau khi hòa giải tại UBND không thành thì mới được gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
=> Như vậy, khi có tranh chấp đất đai thì không bắt buộc phải hòa giải cơ sở (Khu phố), tuy nhiên phải hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện khởi kiện đến tòa án.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mất bao lâu?
Tranh chấp đất đai nào thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thời gian giải quyết là bao lâu?
Trả lời: Căn cứ: Điều 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết;
Theo Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
Như vậy, theo quy định này thì thời gian giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mất bao lâu?
Tranh chấp đất đai nào do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết và thủ tục mất bao nhiêu ngày? Mong sớm nhận được phản hồi, cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ: Điều 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
Theo Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
Như vậy, theo quy định này thì thời gian giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?