Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động theo quy định mới?
Lao động đã nghỉ hưu nhưng đi làm còn được hưởng lương hưu không?
Bố tôi đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu, nhưng do nhàm chán nên bố tôi lại ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp và lại đi làm. Vậy bố tôi có còn được hưởng lương hưu hay không?
Trả lời: Căn cứ Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sử dụng người lao động cao tuổi như sau:
- Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định trên người lao động đã nghỉ hưu, đang hưởng lương hưu thì vẫn có quyền kí kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên người lao động đã nghỉ hưu vẫn sẽ được hưởng lương hưu và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là ai?
Mình phụ trách bên mảng nhân sự cho công ty chuyên về may mặc tại Khu công nghiệp Tân Bình, nay theo luật lao động mới mình muốn biết tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là ai? Cảm ơn!
Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, như sau:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động
Cho mình hỏi: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình cảm ơn nhiều nhé.
Trả lời: Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động, như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động
1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.
6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.
7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?