Nhận trả nợ giùm, nếu biết bên nợ có tiền để trả thì người nhận trả nợ giùm có phải trả thay nữa hay không?
Nhận trả nợ giùm, nếu biết bên nợ có tiền để trả thì người nhận trả nợ giùm có phải trả thay nữa hay không?
Tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về vấn đề bảo lãnh như sau:
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, trong trường hợp trên, việc trả tiền giùm được xem là việc bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nếu biết bên nợ có đủ khả năng trả nợ thì bên trả nợ giùm sẽ không phải trả nữa nếu hai bên có thỏa thuận trước. Nếu hai bên không thỏa thuận thì người nhận trả nợ giùm vẫn phải trả theo cam kết trước đó.
Người trả nợ giùm có được hưởng thù lao?
Tại Điều 337 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thù lao như sau:
Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.
Như vậy, bên trả nợ giùm sẽ nhận được thù lao nếu như bên nợ và bên trả nợ giùm có thỏa thuận về vấn đề này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thanh Hóa năm 2025?
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc (Mẫu 20-ĐK-TCT) 2025 theo Thông tư 86?
- Tải đề tham khảo CA1, CA2, CA3, CA4 kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân 2025?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày dương? Ngày lễ, sự kiện diễn ra Tháng 2/2025?