Quy tắc cộng gộp trong việc xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện quy định thế nào?
Quy tắc cộng gộp trong xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện quy định thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về Cộng gộp trong quy tắc xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện như sau:
Hàng hóa và nguyên liệu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được sử dụng làm nguyên liệu tại một nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa hoặc nguyên liệu khác được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa hoặc nguyên liệu cuối cùng.
Hàm lượng giá trị khu vực theo quy tắc xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư này quy định về hàm lượng giá trị khu vực theo quy tắc xuất xứ hàng hóa hiệp định đối tác kinh tế toàn diện như sau:
1. Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được tính dựa trên một trong các cách tính sau:
a) Công thức tính gián tiếp:
RVC = |
FOB - VNM |
x 100 |
FOB |
b) Công thức tính trực tiếp:
RVC = |
VOM + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Lợi nhuận + Chi phí khác |
x 100 |
FOB |
Trong đó:
RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
FOB là giá FOB được định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
VOM là trị giá nguyên liệu, bộ phận hoặc sản phẩm mua lại hoặc tự sản xuất có xuất xứ và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác của người lao động.
Chi phí phân bổ trực tiếp là tổng chi phí phân bổ.
2. Trị giá hàng hóa theo quy định tại Thông tư này được tính dựa trên Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định Trị giá hải quan. Tất cả các chi phí được ghi chép và lưu lại theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi được áp dụng tại nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.
3. Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ:
a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu, là giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu.
b) Trường hợp nguyên liệu sản xuất trong nước, là giá bán của nhà sản xuất nguyên liệu đó.
4. Nguyên liệu không xác định được xuất xứ được coi là nguyên liệu không có xuất xứ.
5. Các chi phí sau đây có thể được khấu trừ từ trị giá nguyên liệu không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ:
a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và các chi phí khác có liên quan đến vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất hàng hóa.
b) Phí, thuế và chi phí môi giới hải quan, ngoại trừ thuế đã được miễn, được hoàn, hoặc có thể thu hồi khác.
c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc, trừ đi trị giá của phế liệu tải sử dụng hoặc sản phẩm phụ.
6. Trường hợp không biết các chi phí được nêu từ điểm a đến điểm c khoản 5 Điều này hoặc không có chứng từ chứng minh chi phí thì không được khấu trừ các chi phí này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?