Công chứng viên do người nào bổ nhiệm? 50 tuổi có thể trở thành công chứng viên đươc nữa hay không?
Công chứng viên do ai bổ nhiệm?
Theo quy định pháp luật về công chứng thì đối với Công chứng viên sẽ do ai bổ nhiệm?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
50 tuổi có thể trở thành công chứng viên đươc nữa hay không?
Dạ, cho em hỏi người 50 tuổi thì ở độ tuổi này có thể trở thành công chứng viên không? Hay là phải được đào tạo ngay từ khi có bằng cử nhân luật?
Trả lời:
Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quy định tiêu chuẩn về Công chứng viên như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Như vậy, người đáp ứng các điều kiện nêu trên thì thỏa mãn tiêu chuẩn trở thành công chứng viên, vấn đề ở độ tuổi không quan trọng dù là ở tuổi 50. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe cũng cần được bảo đảm để hành nghề.
Công chứng viên mắc bệnh dài ngày có bị miễn nhiệm không?
Cho mình hỏi, mình hiện là công chứng viên nhưng bị mắc bệnh dài ngày thì có bị miễm nhiệm hay không? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 thì ông chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
- Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
Như vậy, công chứng viên mắc bệnh dài ngày không thuộc trường hợp bị miễm nhiệm. Tuy nhiên, trường hợp anh có nguyện vọng miễm nhiệm thì có thể nộp đơn tại đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?