Ngày làm việc 6 giờ LĐ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ 60 phút không?
Lao động nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được nghỉ như thế nào?
Anh, chị cho tôi hỏi nội dung như sau: Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi được nghỉ như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được phản hồi từ anh, chị. Tôi xin chân thành cám ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo như quy định này thì pháp luật lao động chỉ ghi nhận trường hợp người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp nuôi con dưới 36 tháng tuổi không quy định. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nữ nuôi con từ trên 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi không được hưởng chế độ này (Trừ trường hợp thỏa ước lao động có quy định khác).
Ngày làm việc 6 giờ LĐ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ 60 phút không?
Theo quy định thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng nguyên lương. Vậy cho tôi hỏi trường hợp lao động nữ này mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ thì có được hưởng chế độ này không ạ? Hay bắt buộc phải làm đủ 8 tiếng mới được nghỉ 1 tiếng?
Trả lời: Theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như quy định này không nói rõ trường hợp làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày mới được nghỉ 60 phút. Điều này chứng tỏ không phân biệt lao động nữ làm việc mỗi ngày bao nhiêu giờ thì cũng được nghỉ 60 phút mỗi ngày.
Tương tự trường hợp của chị. Chị vẫn được nghỉ 60 phút mỗi ngày hưởng nguyên lương khi chỉ làm việc 6 giờ một ngày.
Có được phân công nhân viên nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi trực Tết?
Bên em bố trí người lao động trực công ty ngày Tết (5 ngày), mỗi ngày 2 nhân viên trực trong giờ hành chính luân phiên nhau. Trường hợp nhân viên nữ có con dưới 12 tháng tuổi nhưng họ xung phong trực thì mình có được phân công họ không?
Trả lời: Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ tết Âm lịch: 05 ngày hưởng nguyên lương.
Do vậy, việc doanh nghiệp phân công người lao động trực công ty vào các ngày Tết được xác định là việc sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày Tết.
Khoản 1 Điều 137 Bộ luật này đồng thời xác định:
Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Như vậy, theo quy định này, việc không bị phân công làm thêm giờ trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là quyền lợi của lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp họ đồng ý với sự phân công của công ty thì công ty được sử dụng người lao động trực Tết trong trường hợp này mà không vi phạm pháp luật.
Khi đó, công ty sẽ phải thanh toán tiền lương trong những ngày người lao động trực Tết theo tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể: ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?