Quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai như thế nào?
Quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai thế nào?
Điều 5 Quyết định 20/2021/QĐ-TTg có quy định về quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai như sau:
1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai có trách nhiệm sử dụng cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đúng quy định của pháp luật.
2. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai được sử dụng cho các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ khác của cơ quan, tổ chức theo quy chế quản lý, sử dụng được người có thẩm quyền ban hành nhưng phải đảm bảo luôn sẵn sàng khi có tình huống thiên tai xảy ra.
3. Căn cứ tình hình thực tế, các cơ quan, tổ chức tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng.
4. Trong quá trình sử dụng, bảo quản, cất giữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định với trường hợp vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai bị mất, hư hỏng, tổn thất, tiêu hao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai khi sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được cấp quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật.
6. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chỉ đạo hoặc tham mưu cho người có thẩm quyền chỉ đạo điều hành, huy động vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai theo đúng thẩm quyền, phù hợp với các tình huống thiên tai.
7. Hàng năm, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chỉ đạo việc theo dõi, tổng hợp hiện trạng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của cơ quan, tổ chức trên địa bàn để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai và báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên.
8. Hàng năm, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn theo dõi, tổng hợp hiện trạng vật tự, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, các bộ, ngành để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
9. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai có trách nhiệm ban hành quy chế, tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai theo quy định.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai
Điều 6 Quyết định này cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức như sau:
1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
a) Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Chủ động bố trí kinh phí, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao, theo đúng quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo theo dõi, tổng hợp hiện trạng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai hàng năm và báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên;
d) Hàng năm, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và các bộ, ngành báo cáo tổng hợp hiện trạng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để tổng hợp.
2. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổng hợp hiện trạng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các bộ, ngành, địa phương trước ngày 31 tháng 3 hàng năm để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai:
a) Tổng hợp đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Danh mục vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai;
b) Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng, bố trí kinh phí, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và đúng quy định của pháp luật.
4. Cơ quan được phân công nhiệm vụ thường trực về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc bộ, ngành, địa phương, tổ chức xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai phục vụ cho hoạt động phòng chống thiên tai, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?