Cấp dưỡng có nhất thiết phải bằng tiền không? Thu nhập của chồng thấp hơn vợ thì không được nuôi con khi ly hôn?
Cấp dưỡng có nhất thiết phải bằng tiền không?
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình có nhất thiết phải bằng tiền hay không? Có thể sử dụng tài sản khác không? Nhờ tư vấn.
Trả lời:
Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Như vậy việc cấp dưỡng có thể đóng góp bằng tiền hoặc tài sản khác, không nhất thiết phải bằng tiền. Việc lựa chọn giữa tiền hay tài sản là do hai bên thỏa thuận.
Thu nhập của chồng thấp hơn vợ thì không được nuôi con khi ly hôn?
Mình thu nhập 10 triệu 1 tháng, chồng chỉ được 8 triệu thôi thì bây giờ ly hôn chồng mình sẽ đương nhiên không được nuôi con đúng không bạn? Mình đã nộp đơn ly hôn rồi và đang giành quyền nuôi con. Con mình 5 tuổi.
Trả lời:
Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi ly hôn như sau:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, việc xác định quyền nuôi con dựa trên độ tuổi của con và điều kiện của cha mẹ để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp con bạn 5 tuổi thì việc xác định quyền nuôi con sẽ dựa trên điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của cha mẹ. Người nào có điều kiện tốt hơn sẽ giao con cho người để nuôi dưỡng.
Những điều kiện cần xem xét bao gồm: Điều kiện về kinh tế (thu nhập từ lương, hoạt động sản xuất kinh doanh,...), chỗ ở, thời gian chăm sóc con, cách giáo dục con,...
Như vậy, Tòa án sẽ xem xét toàn diện điều kiện của cha mẹ để quyết định người nuôi con. Việc bạn có lương cao hơn chồng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đương nhiên là người nuôi con, tuy nhiên đây lại là ưu thế của bạn so với chồng khi chứng minh điều kiện nuôi con.
Chồng đứng tên trên sổ hộ khẩu vợ có bị mất quyền bán đất của mình?
Năm 2017 tôi có mua một mảnh đất, đến 2019 tôi kết hôn, 2 vợ chồng cùng xây nhà trên mảnh đất này. Vậy cho tôi hỏi quyền sử dụng hay mua bán đất của tôi có liên quan đến chồng tôi không? Nếu chỉ có chồng tôi đứng tên trên sổ hộ khẩu tại ngôi nhà mới xây này thì tôi có bị mất quyền định đoạt tài sản trước hôn nhân của tôi đối với mảnh đất mình mua không ạ?
Trả lời:
Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, nếu mảnh đất là tài sản có trước hôn nhân thì đó là tài sản riêng của chị. Tuy nhiên căn nhà là tài sản trên đất, đây là tài sản chung vì nó có trong thời kỳ hôn nhân. Ở đây chị cần phân biệt giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất so với sổ hộ khẩu. Sổ hộ khẩu chỉ liên quan đến vấn đề quản lý dân cư, không ảnh hưởng đến việc định đoạt tài sản.
Để tránh tranh chấp về sau thì chị có thể thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng với chồng chị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?