Người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty dưới 10 triệu thì có phải bồi thường không?
Tự ý nghỉ việc thì phải bồi thường bao nhiêu tiền cho công ty?
Mình có cãi nhau với trưởng phòng, tức quá nên đã nghỉ ngang mà không báo trước với công ty. Vậy mình phải bồi thường bao nhiêu tiền cho công ty vậy? Có nhiều không ạ?
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Do đó, nếu bạn nghỉ việc - chấm dứt HĐLĐ mà không thông báo trước cho công ty thì đã vi phạm về thời gian báo trước được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo đó, Điều 40 Bộ luật này thì nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, số tiền mà bạn phải bồi thường bao gồm nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ cộng với tiền lương của số ngày không báo trước. Bạn căn cứ quy định trên để thực hiện đúng.
Người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty dưới 10 triệu thì có phải bồi thường không?
Dạ, cho em hỏi. Ngày 10 vừa qua em có sơ suất làm hỏng máy xay cà phê của công ty, không nhầm thì khi mua mới nó chỉ có giá 6 triệu thôi. Nên em thắc mắc tài sản dưới 10 triệu thế này có phải bồi thường không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 129 Bộ luật lao động 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì về nguyên tắc bạn phải bồi thường, cho dù là cố ý hay vô ý. Tuy nhiên mức bồi thường cao nhất cho hành vi trên là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận mức bồi thường thấp hơn, hoặc công ty không bắt bạn phải bồi thường nhé.
Có phải bồi thường chi phí đào tạo khi không thực hiện đúng cam kết?
Tôi có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1/1/2020 đến 1/1/2023 trong quá trình làm việc vào tháng 9/2020 vì để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp công ty đã cho tôi đi học tại hàn Quốc trong thời hạn 6 tháng từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021. Hai bên có ký hợp đồng đào tạo với cam kết sau khi đào tạo xong trở về tôi phảm cam kết làm việc cho công ty trong vòng 3 năm. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo trở về sau khi kết thúc hợp đồng làm việc vào 1/1/2023 và đang tiếp tục làm việc theo hợp đồng đào tạo, tôi muốn chuyển sang công ty khác làm việc vì mức lương cao hơn. Vậy trong trường hợp này nếu tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo thì có phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty không?
Trả lời:
Tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động, theo đó:
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
...
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn và công ty đã tiến hành ký hợp đồng đào tạo và có cam kết về thời gian làm việc cho công ty. Tuy nhiên bạn không đề cập đến vấn đề trách nhiệm của các bên cũng như trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Theo đó, bạn có phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty hay không khi không thực hiện đúng cam kết thì bạn phải xem lại điều khoản về trách nhiệm của mình trong hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?