-
Giáo dục quốc dân
-
Giáo dục đại học
-
Bằng cử nhân
-
Cơ sở giáo dục đại học
-
Tuyển sinh Đại học
-
Tốt nghiệp đại học
-
Đào tạo giáo dục đại học
-
Hoạt động giáo dục đại học
-
Giáo sư
-
Giáo dục mầm non
-
Hiệu trưởng
-
Giáo dục phổ thông
-
Giáo dục nghề nghiệp
-
Hệ thống giáo dục quốc dân
-
Phó hiệu trưởng
-
Phó giáo sư
-
Giáo dục tiểu học
-
Hội đồng trường
-
Trình độ trung cấp
-
Trình độ cao đẳng
-
Giáo dục sau đại học
-
Hội đồng tư vấn trong nhà trường

Có bằng đại học được làm biên tập viên không?
Có bằng đại học đã đủ điều kiện làm biên tập viên chưa?
Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật xuất bản 2012 có quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như sau:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Như vậy, theo quy định trên có bằng đại học là một trong số các điều kiện để làm biên tập viên. Để trở thành biên tập viên bạn phải đáp ứng tất cả các điều kiện như trên.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm những gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Luật này hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Luật này biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Trân trọng!

Mạc Duy Văn
- Lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc gồm những ai?
- Hàng hóa tạm nhập tái xuất cho doanh nghiệp chế xuất thuê có được miễn thuế xuất nhập khẩu hay không?
- Vị trí dừng của thang máy chở người và thang máy chở người và hàng trong trường hợp có cháy theo TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005) như thế nào?
- Cơ sở chế biến thủy sản ăn liền phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm như thế nào theo QCVN 02-03:2009/BNNPTNT?
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước từ ngày 10/11/2023?