Việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động của bộ, cơ quan ngang bộ, Phòng TMCN Việt Nam, Liên minh HTXVN, UBND cấp tỉnh?
- Công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của bộ, cơ quan ngang bộ
- Công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
- Công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của bộ, cơ quan ngang bộ
Căn cứ theo Tiểu mục 6 Mục V Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 quy định về công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào Chương trình, chủ động lập kế hoạch, dự toán kinh phí, xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình cùng với các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
b) Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.
c) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm và đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.
Công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Căn cứ theo Tiểu mục 8 Mục V Chương trình này cũng quy định về công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
8. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.
Công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ theo Tiểu mục 11 Mục V Chương trình này cũng quy định về công tác tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
a) Xây dựng và triển khai Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của địa phương mình cho giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau: phải phù hợp và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gắn với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình quốc gia; bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện.
b) Chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động trong Chương trình quốc gia.
c) Quản lý việc thực hiện Chương trình của địa phương; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?