Việc xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Hình thức tổ chức họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-KTNN có quy định về hình thức tổ chức họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Chậm nhất là 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức xét duyệt kế hoạch kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức xét duyệt kế hoạch kiểm toán với thành phần, địa điểm, trình tự xét duyệt như sau:
a) Thành phần: Tổng Kiểm toán nhà nước; đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán (thủ trưởng đơn vị hoặc người được thủ trưởng đơn vị ủy quyền, Trưởng đoàn kiểm toán, đoàn khảo sát, lãnh đạo Phòng Tổng hợp và các thành viên khác có liên quan); đại diện lãnh đạo Vụ và công chức phòng chuyên môn thẩm định kế hoạch kiểm toán của Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Văn phòng Kiểm toán nhà nước (phòng Thư ký - Tổng hợp) và các thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu khi xét thấy cần thiết.
b) Địa điểm: Trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc trụ sở Kiểm toán nhà nước khu vực, trường hợp khác theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
c) Trình tự xét duyệt
- Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì xét duyệt.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc Trưởng đoàn kiểm toán trình bày tóm tắt các nội dung chủ yếu của kế hoạch kiểm toán.
- Lãnh đạo Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trình bày báo cáo kết quả thẩm định kế hoạch kiểm toán của đơn vị.
- Ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự (nếu có).
- Ý kiến giải trình, tiếp thu của Trưởng đoàn kiểm toán, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán (hoặc người được thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán ủy quyền) về những nội dung trong báo cáo kết quả thẩm định kế hoạch kiểm toán của Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế và ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước tại cuộc họp.
- Ý kiến của Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán về ý kiến giải trình, tiếp thu của Trưởng đoàn kiểm toán, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đối với báo cáo thẩm định kế hoạch kiểm toán.
- Ý kiến kết luận, chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
d) Vụ Tổng hợp cử công chức ghi chép nội dung, kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước tại cuộc họp; trong phạm vi 1,5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước, Vụ Tổng hợp hoàn thiện dự thảo thông báo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước về xét duyệt kế hoạch kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt trước khi ban hành. Thông báo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước là căn cứ để: Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoàn thiện, kiểm soát việc hoàn thiện kế hoạch kiểm toán; Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Thanh tra Kiểm toán nhà nước sử dụng trong việc kiểm soát việc hoàn thiện Kế hoạch kiểm toán, ban hành Quyết định kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán, thanh tra...
Hình thức gửi lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản
Căn cứ Khoản 2 Điều này có quy định về Hình thức gửi lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản khi xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
a) Sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm định của các Vụ tham mưu, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chỉ đạo việc lập văn bản tiếp thu, giải trình về những nội dung trong báo cáo kết quả thẩm định. Văn bản tiếp thu, giải trình của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải được gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, đồng thời gửi các Vụ tham mưu chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định.
b) Các Vụ tham mưu sau khi nhận được văn bản tiếp thu, giải trình của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán lập văn bản trao đổi gửi đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán về các nội dung thống nhất hoặc chưa thống nhất với ý kiến tiếp thu, giải trình chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản tiếp thu, giải trình của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
c) Căn cứ văn bản trao đổi của các Vụ tham mưu, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán lập Tờ trình trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của các Vụ tham mưu (trong đó nêu rõ các ý kiến của các Vụ tham mưu chưa thống nhất và trình kèm các văn bản trao đổi của các Vụ tham mưu) chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ văn bản trao đổi của các Vụ tham mưu.
d) Trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước đối với Tờ trình của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, trong thời gian 1,5 ngày làm việc Vụ Tổng hợp soạn thảo, trình ban hành thông báo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước theo điểm d, Khoản 1 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?
- Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
- Hướng dẫn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý mới nhất năm 2024?
- Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?