-
Doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Đăng ký hoạt động chi nhánh
-
Chấm dứt hoạt động chi nhánh
-
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
-
Đăng ký tên chi nhánh
-
Đăng ký doanh nghiệp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh
-
Đăng ký doanh nghiệp đối với chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài
-
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
-
Công ty cổ phần
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Hộ kinh doanh
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Văn phòng đại diện
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Liên doanh
-
Tổng công ty
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Địa điểm kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
-
Nhóm doanh nghiệp
Thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán có được là Chi nhánh ngân hàng hay không?
Thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán có được là Chi nhánh ngân hàng không?
Căn cứ Khoản 1b Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
Như vậy, đối với chi nhánh ngân hàng trong nước không được xem là thành viên giao dịch đặc biệt theo quy định.
Ngân hàng thanh toán trong giao dịch chứng khoán bắt buộc phải là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ Khoản 1 Điều 69 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Như vậy, theo quy định trên thì ngoài ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn có ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Trường hợp nào sẽ tạm dừng hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
Căn cứ Khoản 1 Điều 49 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra chiến tranh, thảm họa tự nhiên, biến động lớn của nền kinh tế, sự cố hệ thống giao dịch hoặc các sự kiện bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường của thị trường giao dịch chứng khoán;
b) Khi thị trường giao dịch chứng khoán có biến động bất thường hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn, tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
Trên đây là các trường hợp sẽ tạm dừng hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Trân trọng!

Lê Bảo Y
- Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư có được nhận khoán bảo vệ rừng?
- Quốc kỳ Việt Nam có kích thước tiêu chuẩn là bao nhiêu? Người nước ngoài xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Có phải đối với dự phòng ngân sách nhà nước chỉ có Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền quyết định sử dụng?
- Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?