cha đã chết thì con có quyền nhận cha, con nữa không? Con ngoài giá thú có phải là con riêng không?
Cha đã chết thì con có quyền nhận cha, con nữa không?
Xin được hỏi, theo quy định hiện hành của pháp luật thì: Trường hợp, một người tìm được thông tin của cha mình, muốn được nhận cha, con nhưng người cha này đã chết thì có được thực hiện quyền này nữa hay không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Do đó, đối chiếu với quy định trên thì đối với quyền nhận cha, mẹ thì mặc dù cha của mình đã chết nhưng người con này vẫn có quyền nhận cha, con.
Con ngoài giá thú có phải là con riêng không?
Cho hỏi con ngoài giá thú có phải là con riêng không? Văn bản này
Trả lời: Hiện tại trong Bộ luật dân sự 2015 và cả Luật Hôn nhân và gia đình 2014, không có quy định, hay khái niệm cụ thể con ngoài giá thú là như thế nào.
Nhưng con ngoài giá thú có thể được hiểu là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân, cả hai còn độc thân và chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Cũng có thể, con ngoài giá thú được hiểu là con sinh ra khi một bên đang độc thân còn một bên là chưa có đã có hôn nhân hợp pháp với người khác.
Con riêng của vợ có được xem là thành viên gia đình không?
Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì trường hợp là con riêng của vợ có được xem là thành viên gia đình không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì mặc dù là con riêng của vợ nhưng vẫn được xem là thành viên gia đình. Do đó, việc đối xử với các thành viên trong gia đình cần đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?