Không cho thăm gặp con sau ly hôn liệu có hợp pháp? Vợ mang thai con của người khác thì có phải là con chung?
Không cho thăm gặp con sau ly hôn liệu có hợp pháp?
Dạ, tôi và chồng tôi mới ly hôn được 3 tháng, Tòa án quyết định chồng tôi là người nuôi con. Nhưng 3 tuần trở lại đây tôi có ghé nhà anh ấy để được thăm gặp con của mình và bị cản trở không được gặp, anh ấy lấy lý do là sợ mất trộm nên không cho gặp. Xin hỏi, làm như vậy là đúng hay sai?
Trả lời: Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Căn cứ Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, về nguyên tắc bạn có quyền thăm nom con của mình mà không được cản trở, người đó lấy lý do sợ mất trộm cũng không có cơ sở nếu như không chứng minh được có sự việc này.
Hơn nữa có nhiều cách để được thăm nom, không nhất thiết phải gặp tại nhà riêng chồng cũ của bạn. Do đó, cố tình cản trở việc gặp của bạn và con của bạn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định trên.
Vợ mang thai con của người khác thì có phải là con chung?
Tôi muốn được hỏi về trường hợp, khi vợ mang thai con của người khác trong thời kỳ hôn nhân có phải là con chung không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Trả lời: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Theo đó, về nguyên tắc con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, không quan trọng việc người vợ của bạn đang mang thai con của bạn hay của người khác.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể không thừa nhận đứa con đó bằng các chứng cứ chứng minh đó không phải là con của mình yêu cầu Tòa án giải quyết.
Vợ cặp bồ, có thai thì chồng cũng không được ly hôn
Tôi nghe thông tin từ người bạn tôi khi yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng sẽ không được Tòa chấp nhận trong trường hợp vợ đang mang thai. Tuy nhiên, ở đây là do lỗi người vợ cặp bồ và mang thai chứ không phải lỗi của chồng. Như vậy vẫn không được hay sao?
Trả lời: Căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định trên và trường hợp mà bạn đề cập thì người vợ cặp bồ và mang thai thì về nguyên tắc chồng không có quyền yêu cầu ly hôn vì trong trường hợp vợ đang có thai. Do đó, pháp luật quy định nguyên tắc này một phần là bảo vệ người mẹ đang mang thai và thai nhi khi rơi vào hoàn cảnh này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?