Thẩm phán có được tham gia xét xử hai lần một vụ án không?
Thẩm phán có được tham gia xét xử hai lần một vụ án không?
Em là sinh viên Luật năm cuối, do đó mà sắp tới sẽ được đi thực tập, em có xin được thực tập tại một Tòa án huyện, do đó mà có tìm hiểu đôi chút về thủ tục tố tụng để đỡ phải loay hoay trong công việc, tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu thì em chưa rõ là thẩm phán có được tham gia xét xử hai lần một vụ án không?
Trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Như vậy, đồng nghĩa với việc Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự.
Khi nào được quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán?
Liên quan đến vụ án ly hôn của vợ chồng vua cà phê, với thông tin các luật sư của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM thay đổi thành phần Hội đồng xét xử (HĐXX). Theo đó, HĐXX gồm 3 người thì có 2 thẩm phán đã từng giải quyết các vụ việc liên quan đến bà Thảo và đều không chấp nhận kháng cáo của bà Thảo. Vậy, tôi muốn biết theo quy định hiện hành thì khi nào đương sự được quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán?
Trả lời:
Khoản 14 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Những trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng tại Điều 52:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, khi rơi vào các trường hợp nêu trên thì đương sự cũng có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
Thời điểm gửi đơn đề nghị thay đổi thẩm phán
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp xét thấy ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Vậy thời điểm nào đương sự có quyền gửi đơn đề nghị?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.
Như vậy, đương sự có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn thì thẩm quyền thay đổi Thẩm phán sẽ có sự khác nhau, theo đó tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
- Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án quyết định.
- Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẩm phán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng 500 lao động nữ thì phải lắp đặt bao nhiêu phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc?
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?