Liệu Chủ đầu tư có thể tự lập và thẩm định hồ sơ mời thầu hay không?
Liệu Chủ đầu tư có thể tự lập và thẩm định hồ sơ mời thầu không?
Chào ban biên tập, tôi có chút vấn đề thắc mắc mong được giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi chủ đầu tư có thể tự lập và thẩm định hồ sơ mời thầu trong cùng 1 gói thầu được không? Xin tư vấn giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 về các hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu thì:
"6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;
b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;
..."
Bên cạnh đó, Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định hồ sơ mời thầu như sau:
Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
=> Kết hợp các quy định trên, ta thấy, cùng 1 chủ đầu tư nếu là đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong công tác lựa chọn nhà thầu thì có thể tự thực hiện các công việc như lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng phải bố trí các cá nhân thực hiện các công việc nêu trên đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
Do vậy, kết luận là chủ đầu tư vẫn có thể vừa lập và thẩm định hồ sơ mời thầu nếu đáp ứng quy định trên.
Chủ đầu tư hay bên mời thầu được gia hạn đánh giá hồ sơ dự thầu?
Tôi được biết thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu quy định: Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm... Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên hiện nay tôi chưa thấy có văn bản pháp luật quy định cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu. Cho tôi hỏi, chủ đầu tư hay bên mời thầu có thẩm quyền gia hạn thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu?
Trả lời: Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
- Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Đối với thắc mắc của bạn thì căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu hiện nay thì thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được thực hiện theo quy định nêu trên mà không yêu cầu phải có quyết định về việc cho phép kéo dài thời gian đánh giá của người có thẩm quyền, do vậy việc chủ đầu tư hay bên mời thầu có thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là không cần thiết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Tổng giám đốc cũ của DN mời thầu được đứng tên hồ sơ dự thầu không?
Công ty tôi chuẩn bị tham gia gói thầu do DNNN làm chủ đầu tư. Tuy nhiên Tổng giám đốc công ty tôi trước kia làm tổng giám đốc của DNNN này. Xin hỏi, Tổng giám đốc là người đại diện công ty đứng tên trong hồ sơ dự thầu thì có vi phạm quy định không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.
Trả lời: Một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu là đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó (Điểm e Khoản 6 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013).
Theo đó, việc xử lý vi phạm đối với hành vi trên đực thực hiện theo Điều 90 Luật đấu thầu 2013.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Như vậy, bạn phải xác định thời gian mà Tổng giám đốc bạn nghỉ việc bên DNNN đã đủ 12 tháng chưa. Nếu chưa thì công ty bạn có thể bị loại tư cách tham dự thầu, và bị xử phạt với hình thức đã nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?