Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong những trường hợp và theo mô hình nào?
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong trường hợp và theo mô hình nào?
Khoản 1,2 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định:
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc;
+ Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình sau đây:
+ Khu hành chính tập trung;
+ Trụ sở làm việc độc lập.
Khu hành chính tập trung là tổ hợp trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng tập trung tại một khu vực để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng sử dụng. Việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
+ Bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí hành chính và thuận tiện trong giao dịch cho các tổ chức và công dân;
+ Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
+ Nguồn kinh phí xây dựng khu hành chính tập trung được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở làm việc tại vị trí cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thực hiện theo những phương thức nào?
Khoản 1,2 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và Khoản 7 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các phương thức sau đây:
Giao tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo mô hình khu hành chính tập trung;
Giao cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc hoặc tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng theo mô hình trụ sở làm việc độc lập.
Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải có đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan;
Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước như sau:
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?