Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự
Lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự như thế nào?
Lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em mới tham gia một vụ tranh chấp nhà cửa. Em thấy tại phiên tòa, tòa án có thực hiện công việc là lấy lời khai của hai bên. Cho em hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!
Trả lời:
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng.
Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự.
Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản.
Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó. ( đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự; người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi)
(Điều 98 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Biên bản lấy lời khai có phải là chứng cứ không?
Ban biên tập có nhận được câu hỏi gửi về của bạn Nhật Hạ (ha_tran***@gmail.com) với nội dung: Biên bản lấy lời khai có phải là chứng cứ không? Văn bản nào quy định vấn đề này?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về chứng cứ như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Biên bản lấy lời khai chỉ được xem là nguồn của chứng cứ theo như quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Biên bản lấy lời khai là chứng cứ khi Biên bản lấy lời khai đó được xác định là có thật, được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gia nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục luật định và được Tòa án làm căn cứ để xác định tình tiết khách quan của vụ án thì mới được xem là chứng cứ.
Thư ký tòa án có được quyền lấy lời khai của đương sự không?
Tôi có tham gia một vụ kiện dân sự, do bản khai của tôi không rõ ràng nên tòa án đã thực hiện lấy lời khai, tuy nhiên người lấy lời khai là thư ký chứ không phải thẩm phán. Cho hỏi đúng quy định không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định lấy lời khai của đương sự như sau:
- Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
- Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì việc lấy lời khai của đương sự thuộc thẩm quyền của thẩm phán. Thư ký tòa án không được thực hiện lấy lời khai mà chỉ được ghi nhận lời khai vào biên bản. Do đó việc theo thông tin bạn cung cấp là thư ký tòa án lấy lời khai đương sự là sai quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?