Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con gồm những ngành nào?
Số ngày nghỉ hàng năm của người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là bao nhiêu ngày?
Số ngày nghỉ hàng năm của lao động người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình chân thành cảm ơn!
Trả lời: Số ngày nghỉ hàng năm của người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi, mình cảm ơn!
Trả lời: Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con quy định tại Điều 142 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngành, nghề đặc thù trước khi nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ Luật lao động 2019 có ghi một số ngành, nghề, công việc đặc thù khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ là bao nhiêu ngày?
Trả lời: Ngành, nghề đặc thù trước khi nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày quy định tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Vấn đề này bạn cần trình bày rõ lĩnh vực, ngành nghề nào thì mới có thể tư vấn chính xác được, do mỗi lĩnh vực sẽ có quy định khác nhau.
Ví dụ: Đối với lĩnh vực giáo dục, theo quy định tại Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 thì đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo trước nếu muốn chấm dứt hợp đồng.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?