Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính trong các trường hợp nào?
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
Xin chào, tôi có chút thắc mắc như sau: Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì những trường hợp nào Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính 2015 Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
- Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
- Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
- Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
- Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
Lưu ý: Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trên đây là quy định về các trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?
Tôi muốn hỏi vấn đề sau đây: Tôi và một người khác đã phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất đã lâu (khoảng 5 năm nay) nhưng tôi chưa khởi kiện ra tòa vì sợ mất tiền với thời gian nên muốn thỏa thuận nhưng chưa được. Bởi vì đất của tôi nằm liền kề đất với bên nhà đó và không có rào chắn nên đã bị lấn chiếm rất nhiều. Bây giờ tôi muốn khởi kiện giành lại quyền sử dụng đất hợp pháp của mình thì có còn thời hiệu khởi kiện không ạ?
Trả lời: Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; và Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.
Trong đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đồng nghĩa, người có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân bất cứ lúc nào kể từ ngày phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất để được giải quyết theo thẩm quyền.
Do đó: Đối với trường hợp đất của bạn nằm liền kề đất với đất của nhà khác và không có rào chắn nên đã bị lấn chiếm nên bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân bất cứ lúc nào kể từ ngày bên kia có hành vi lấn chiếm đất của bạn để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Không có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án có giải quyết không?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Không có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án có giải quyết không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Tại Điều 8 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định về vấn đề này như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật này.
=> Như vậy, theo quy định này thì nếu không có đơn khởi kiện của người khởi kiện thì Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết vụ án hành chính bạn nhé.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?