20 năm là thời hiệu khởi kiện về yêu cầu chia di sản đối với bất động sản?
20 năm là thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản đối với bất động sản?
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, quy định về thời hiệu thừa ké như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định trên thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, khi hết thời hiệu này thì người thừa kế không có quyền yêu cầu khởi kiện.
Quyền về lối đi qua với bất động sản liền kề?
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền về lối đi qua bất động sản liền kề được quy định như sau:
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
- Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định ở ý trên mà không có đền bù.
Quyền về lối đi qua với bất động sản liền kề được quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015.
Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
- Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Những trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề được quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Các nội dung cần đảm bảo để định hướng chương trình thanh tra là gì?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?