Đang có công việc ổn định thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không?
Đang có công việc ổn định thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Cho hỏi: Trường hợp công dân có công việc ổn định thì có thể tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Theo đó, không có sự phân biệt giữa công dân đang có công việc ổn định với những trường hợp khác. Cho nên chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển quân; có lệnh nhập ngũ thì bất kì ai cũng phải nhập ngũ.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 41 Luật này, Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 cũng quy định:
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
h) Dân quân thường trực.
Như vậy, công nhân đang có công việc ổn định không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Đang làm việc mà có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự phải làm sao?
Đang làm việc mà có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Mình đang làm việc tại công ty công nghệ được 3 năm. Mới đây mẹ mình ở quê có gọi lên là do đi khám đủ sức khỏe nên được gọi đi nghĩa vụ. Bây giờ mình phải làm sao? Đi nghĩa vụ có mất việc luôn không?
Trả lời:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp: Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
Và tại Điều 31 Bộ luật này quy định nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu NLĐ có lệnh gọi tham gia nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về thì công ty có trách nhiệm phải nhận NLĐ trở lại làm việc, trừ hai bên có thỏa thuận khác. Do đó, bạn có thể yên tâm thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không lo bị mất việc.
Trả lương cho người lao động khi tham gia khám nghĩa vụ quân sự thế nào?
Trả lương cho người lao động khi tham gia khám nghĩa vụ quân sự thế nào? Công ty tôi có một người xin nghỉ về quê khám nghĩa vụ quân sự, trong thời gian người lao động nghỉ để khám nghĩa vụ thì chế độ lương được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Điều 49 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Điều này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định về Chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Điều 11. Chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được hưởng nguyên lương, phụ cấp và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
2. Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được đảm bảo các chế độ sau:
a) Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
b) Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
3. Chế độ chính sách quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện đối với các trường hợp công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Điều 12. Chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
2. Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được đảm bảo các chế độ sau:
a) Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
b) Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Đồng thời Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì khi người lao động xin nghỉ để về quê khám nghĩa vụ quân sự không thuộc trường hợp nghỉ có hưởng lương, thì công ty không có trách nhiệm phải trả lương cho họ, họ sẽ được nhận các khoản trợ cấp theo quy định nêu trên và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả các chế độ này theo Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?