Sẩy thai dưới 4 tuần có được nghỉ việc không? Lao động nữ đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản?
1. Sẩy thai dưới 4 tuần có được nghỉ việc không?
Trường hợp người lao động nữ mang thai nhưng bị sẩy thai khi thai nhi chưa đầy 4 tuần tuổi thì có được nghỉ hưởng bảo hiểm không ạ? Nếu được thì được nghỉ bao nhiêu ngày?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Theo quy định này thì người lao động nữ mang thai mà không may bị sẩy thai thì việc sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn nào cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể đối với trường hợp người lao động nữ sẩy thai khi mang thai chưa đầy 1 tháng thì sẽ được nghỉ việc tối đa là 10 ngày.
2. Lao động nữ đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Tôi đóng BHXH được 6 năm. Tôi đã nghỉ là ở công ty được 3 tháng vì hai bên chấm dứt hợp đồng lao động. Nay tôi sắp sinh con. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Trả lời:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Lao động nữ sinh con mà chấm dứt hợp đồng lao động,đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, nếu bạn đáp ứng điều kiện đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con thì bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc việc bạn có đang làm việc cho 1 đơn vị, cơ quan, tổ chức nào hay không.
3. Nghỉ việc 7 tháng trước sinh có đủ điều kiện hưởng thai sản?
Em hỏi là tham gia bhxh được 4 năm 3 tháng. Em đã nghỉ việc 7 tháng thì sinh đôi vậy có đủ điều kiện hưởng thai sản trực tiếp không ạ?
Trả lời:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
...
Như vậy, theo quy định trên để được hưởng chế độ thai sản bạn phải đóng đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, trừ trường hợp thai yếu phải nghỉ việc theo chỉ định.
Theo trình bày bạn nghỉ việc 7 tháng thì sinh đôi, có nghĩa là không đóng BHXH 7 tháng trước sinh nên đối chiếu quy định trên bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản dù trước đó đã tham gia BHXH được 4 năm 3 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?