Chiếm hữu tài sản của người thứ ba ngay tình đối với động sản không phải đăng ký
1. Người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình.
Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với Điều 183 Bộ luật Dân sự, tức là không rơi vào các trường hợp sau:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo suy đoán pháp lý thì việc người thứ ba nhận được tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì được coi là chiếm hữu ngay tình.
Chủ sở hữu chỉ có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự như sau: người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ khi chủ sở hữu đòi lại tài sản như sau:
- Trường hợp 1: Chủ sở hữu tài sản đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự thì người thứ ba ngay tình phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản và lợi ích của họ sẽ được pháp luật bảo vệ bằng cách:
+ Được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản ...)
+ Được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.
+ Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản.
- Trường hợp thứ 2: Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản khi không đúng trường hợp theo Điều 257 Bộ luật Dân sự, hoặc người chiếm hữu ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu tại Điều 247 Bộ luật Dân sự (Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước). Trường hợp này, người thứ ba ngay tình được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?