Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng? Cách thức giải quyết của Bộ trưởng BGDĐT ra sao?
1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022) quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng như sau:
1. Chỉ đạo, điều hành các đơn vị và lĩnh vực công tác theo sự phân công của Bộ trưởng; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định, phát ngôn của mình.
2. Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
3. Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác phụ trách thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang chỉ đạo giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng quyết định.
4. Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định; xin ý kiến Bộ trưởng khi phát hiện các vấn đề vượt thẩm quyền.
5. Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng thực hiện bàn giao, tiếp nhận nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan và báo cáo Bộ trưởng.
6. Thứ trưởng đi công tác theo lịch công tác được Bộ trưởng phê duyệt hàng tuần, trường hợp phát sinh đột xuất cần xin ý kiến Bộ trưởng. Thứ trưởng nghỉ phép từ một (01) ngày làm việc trở lên cần báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng.
2. Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng và Thứ trưởng
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng và Thứ trưởng được quy định tại Điều 6 Quy chế này như sau:
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, xử lý hồ sơ trình của các đơn vị thuộc Bộ theo Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các vấn đề do các đơn vị trình, Thứ trưởng thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình và yêu cầu thời hạn hoàn thành công việc; chủ động chỉ đạo xử lý công việc; trường hợp cần xin ý kiến Bộ trưởng thì Thứ trưởng bút phê trên hệ thống e-office hoặc ghi rõ trong tờ trình văn bản giấy.
2. Khi hồ sơ trình của các đơn vị không đạt yêu cầu, lãnh đạo Bộ bút phê trên hệ thống e-office hoặc trên văn bản giấy, ghi rõ nội dung cần sửa, thời hạn xử lý để đơn vị chủ trì soạn thảo chỉnh sửa và trình lại; hồ sơ trình lần sau phải gửi kèm toàn bộ hồ sơ trình trước đó.
3. Trước khi chủ trì hoặc tham dự các cuộc họp, hội nghị, sự kiện quan trọng theo sự phân công của Bộ trưởng, Thứ trưởng xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về dự kiến nội dung phát biểu và báo cáo Bộ trưởng kết quả cuộc họp.
4. Ngoài các quy định nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Quy chế và các khoản 1, 2, 3 của Điều này, quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng còn được quy định tại quyết định phân công công tác của lãnh đạo Bộ. Cách thức giải quyết các công việc khác ngoài quy định tại Quy chế này do Bộ trưởng quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?