Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh với người khi bị thương thuộc quân đội, công an quản lý gồm những gì?
Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh với người khi bị thương thuộc quân đội, công an quản lý
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 39 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh với người khi bị thương thuộc quân đội, công an quản lý như sau:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn về quy trình công nhận theo quy định, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh.
Đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này và di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú đối với trường hợp đã phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu.
Thời gian xem xét, giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị vị trực tiếp quản lý người bị thương xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 37 Nghị định này.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh với người khi bị thương không thuộc quân đội, công an quản lý
Theo Khoản 2 Điều này quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh với người khi bị thương không thuộc quân đội, công an quản lý như sau:
- Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 37 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 36 Nghị định này.
- Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục 1 Nghị định này gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, gửi biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm:
Ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh. Đồng thời cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?